Wednesday, September 29, 2021

Gạo vàng biến đổi gen và những cuộc tranh cãi nảy lửa ở Philippines

Theo Nikkei Asia, việc Philippines chấp thuận sản xuất thương mại gạo vàng đang vướng phải làn sóng chỉ trích trong bối cảnh cả thế giới lo ngại về tính an toàn của thực phẩm biến đổi gen.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/gao-41.htm

Bà Melanie Guavez, lãnh đạo liên minh chống thực phẩm biến đổi gen SIKWAL cho biết Camarines Sur, quê hương của bà là nơi trồng thử nghiệm lúa biến đổi gen vào năm 2013. Ngay tại thời điểm đó, hàng trăm nông dân đã nhổ bỏ lúa để các nhà chức tránh xem xét lại.

"Chính phủ không thông báo cho bất kỳ ai về những tác động tiêu cực mà gạo vàng biến đổi gen có thể gây ra với đất đai và sinh kế của nông dân.

Họ đánh trống lảng bằng cách cách chỉ nói ra một nửa sự thật, đồng thời hứa sẽ hỗ trợ người dân về giống, thuốc trừ sâu… Nhưng thực chất, họ đang cố gắng loại bỏ các phương pháp canh tác truyền thống", bà Guavez nói.

Gạo vàng biến đổi gen và những cuộc tranh cãi nảy lửa ở Philippines - Ảnh 1.

Philippines là quốc gia đầu tiên bật đèn xanh sản xuất thương mại gạo vàng biến đổi gen. (Ảnh: Reuters)

Guavez nói rằng việc trồng lúa vàng GMO buộc nông dân phải lệ thuộc quá nhiều vào thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ trong khi những thứ này không phải ai cũng có đủ tiền mua. 

Việc canh tác giống lúa mới có thể đẩy nông dân vào cảnh nợ nần, phải gán đất của mình cho các tập đoàn lớn để trang trải các khoản vay.

Bà Guavez lo ngại rằng chẳng bao lâu nữa vùng trồng lúa của Bicol sẽ bị các công ty thôn tính.

"Các doanh nghiệp lớn sẽ được lợi từ điều này, không phải nông dân. Chúng tôi đang cố gắng bảo vệ hạt giống bản địa và đất đai của mình. 

Chính phủ chưa từng hỏi nông dân có thực sự cần loại lúa, gạo được tạo ra trong phòng thí nghiệm? Thay vào đó, Chính phủ nên hỗ trợ các sáng kiến nông dân", bà Guavez nói.

Bà Guavez cho biết nhiều nhóm nông dân trong vùng đang lên kế hoạch cho một cuộc biểu tình kêu gọi nhổ bỏ giống lúa vàng.

Cùng quan điểm, ông Giovanni Tapang, hiệu trưởng trường Đại học khoa học Philippines cho rằng tại sao đầu tư vào sản xuất lại chịu sự kiểm soát của các công ty đa quốc gia về hóa chất nông nghiệp.

"Những tuyên bố của các công ty công nghệ sinh học nông nghiệp chỉ nhấn mạnh việc cung cấp thực phẩm cho thế giới mà bỏ quên điều là phần lớn nông dân không có đất hoặc thiếu đất để duy trì cuộc sống cho cả gia đình", ông Tapang nói.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/gao-vang-bien-doi-gen-va-nhung-cuoc-tranh-cai-nay-lua-o-philippines-20210928183459123.htm

TP Yên Bái sắp có thêm khu đô thị mới rộng hơn 15 ha trên đường Nguyễn Tất Thành

  Dự án xây dựng khu đô thị mới thuộc quỹ đất trên trục đường Nguyễn Tất Thành, TP Yên Bái có quy mô 155.045 m2, vốn đầu tư khoảng 635 tỷ đồng.

TP Yên Bái sắp có thêm khu đô thị mới rộng hơn 15 ha trên đường Nguyễn Tất Thành - Ảnh 1.

Trung tâm TP Yên Bái. (Ảnh: Cổng TTĐT tỉnh Yên Bái).

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Yên Bái vừa công bố danh mục dự án cần tìm nhà đầu tư đối với dự án xây dựng khu đô thị mới (Quỹ đất trên trục đường Nguyễn Tất Thành, giáp trường trung cấp kinh tế cũ).

Khu đất thực hiện dự án nằm trong Quy hoạch chi tiết tỷ lệ xây dựng 1/500 thuộc phường Yên Thịnh, TP Yên Bái.

Phía bắc dự án giáp đường Nguyễn Tất Thành; phía nam giáp khu dân cư đường Trần Phú và trường PTTH Nội trú; phía đông giáp đường Lương Văn Can và khu dân cư; phía tây giáp đường Đầm Lọt và khu dân cư.

Còn tiếp...

Tuesday, September 28, 2021

Các công ty thép có thể đứng vững nếu Evergrande sụp đổ?

Theo trang thương mại điện tử Live Mint, Trung Quốc, một trong những quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế giới đang đối mặt với cuộc khủng hoảng bất động sản, điều đó chắc chắn sẽ làm đảo lộn thị trường, thậm chí hạ thấp triển vọng của các nhà sản xuất thép trên toàn thế giới.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/gia-thep-xay-dung-hom-nay.html

Xét cho cùng, lĩnh vực bất động sản là lĩnh vực tiêu thụ thép chính. Không có gì ngạc nhiên khi các nhà sản xuất thép của Ấn Độ đã bị cuốn vào cuộc khủng hoảng Evergrande của Trung Quốc.

Evergrande, công ty bất động sản lớn thứ hai của Trung Quốc đang có nguy cơ vỡ nợ khi trái phiếu của họ đến hạn mua lại vào cuối tháng 9.

Trong bối cảnh Bắc Kinh đang đàm phán về một gói cứu trợ, giá hàng hóa toàn cầu đang sụt giảm nghiêm trọng.

Cụ thể, giá quặng sắt và các mặt hàng khác giảm do lo ngại nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc giảm sau "bom nợ".

Trước đó, nhu cầu tiêu thụ thép của Trung Quốc trong tháng 6 và tháng 7 có xu hướng trượt dốc. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng đây chỉ là yếu tố mùa vụ.

Giá thép trên toàn cầu giảm mạnh đã tác động đến thu nhập và lợi nhuận của các nhà sản xuất thép Ấn Độ. Minh chứng là chỉ số BSE Metal giảm gần 7% vào ngày 20/9 và giá cổ phiếu của các công ty thép cũng cùng cảnh ngộ.

Nguy cơ sụp đổ của đế chế Evergrande đang đến rất gần, các nhà đầu tư vào các nhà sản xuất thép của Ấn Độ đang "ngồi trên đống lửa".

Dù các chuyên gia phân tích cho rằng mức độ ảnh hưởng bom nợ Evergrande không quá nghiêm trọng như các cuộc khủng hoảng trước đây và vẫn có nhiều yếu tố giúp công ty thép vượt qua cơn bão này.

Các công ty thép có thể đứng vững nếu Evergrande sụp đổ? - Ảnh 1.

Các công ty thép có thể thu lợi nhuận khủng nhờ giá quặng giảm (Ảnh: Báo đầu tư)

Năm 2020, các nhà sản xuất sắt thép và kim loại của Ấn Độ đạt được mức lợi nhuận khủng nhờ doanh thu tăng mạnh. Nhu cầu thép trong nước tiếp tục duy trì ở mức cao.

Đối với các doanh nghiệp thép, sự hồi sinh trong hoạt động xây dựng sau khi những quy định hạn chế của đợt giãn cách xã hội lần thứ hai được dỡ bỏ.

Đặc biệt, dự báo sau đợt gió mùa đông bắc, hoạt động xây dựng sẽ hồi phục mạnh mẽ đẩy doanh thu của công ty thép tăng mạnh.

Đáng chú ý, nhu cầu đối với các sản phẩm thép dẹt trong sản xuất ô tô và đồ gia dụng vẫn khá tốt khi kinh tế các nước dần mở cửa và mùa lễ hội đến gần. Các nhà phân tích dự báo kết quả kinh doanh của các công ty sẽ có mức tăng trưởng tốt trong thời gian tới.

"Các nhà sản xuất thép của Ấn Độ đang có vị thế tốt về tăng trưởng với triển vọng thu nhập được thúc đẩy bởi nhu cầu nội địa mạnh mẽ. Tiến tình tháo gỡ đòn bẩy tài chính của nước này cũng mang lại yếu tố tích cực trong bảng cân đối kế toán", một chuyên gia giấu tên cho biết.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/cac-cong-ty-thep-co-the-dung-vung-neu-evergrande-sup-do-2021092811060767.htm

Đón quy hoạch sân bay và cao tốc, BĐS Bình Thuận có tái hiện kịch bản tăng trưởng như Quảng Ninh?

 Giai đoạn từ năm 2016 đến nay, giá đất tại Quảng Ninh đã cao hơn rất nhiều sau khi sân bay Vân Đồn và cao tốc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh ra đời. Với Bình thuận, quy hoạch sân bay Phan Thiết và cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây dự kiến sẽ là những cú hích mới cho thị trường BĐS tại tỉnh này.

Thông tin từ Báo Bình Thuận, mới đây, tại cuộc họp trực tuyến với Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Thị ủy thị xã Lagi đã đề xuất chủ trương xây dựng thị xã La Gi lên thành phố trực thuộc tỉnh. 

Mặt khác, để phát triển thị xã thành đô thị phía nam theo hướng thương mại - dịch vụ - du lịch, La Gi cũng đề nghị đưa vào kế hoạch nâng cấp, mở rộng quốc lộ 55 để nối với cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết. 

Bên cạnh đó, đưa vào quy hoạch kế hoạch đầu tư tuyến đường Nguyễn Minh Châu nối dài qua Hàm Tân, Hàm Thuận Nam để kết nối với đường ven biển thị xã với quốc lộ 55, cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết. Ngoài ra, sớm hoàn thiện các đoạn kè chống sạt lở sông Dinh, lập dự án đầu tư kè và đường hai bên bờ sông Dinh.

Tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận Dương Văn An và tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã đồng ý với đề xuất xây dựng La Gi trở thành thành phố trực thuộc tỉnh, đồng ý với kiến nghị nâng cấp, mở rộng các tuyến đường quan trọng.

Đón quy hoạch sân bay và cao tốc - Ảnh 1.

Tuyến đường ven biển Bình Thuận. (Ảnh: Hoàng Huy).

Còn tiếp...

Những ‘thợ săn’ vẫn miệt mài tìm đất

Mặc cho dịch bệnh đang làm ngưng trệ việc triển khai, mở bán dự án,..., nhiều doanh nghiệp địa ốc vẫn tranh thủ tìm kiếm quỹ đất mới.

Nguồn: https://vietnambiz.vn/nhung-tho-san-van-miet-mai-tim-dat-2021092809200483.htm

Bất chấp dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp địa ốc vẫn tranh thủ tìm kiếm quỹ đất mới. (Ảnh minh họa: TTXVN).

Đợt dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4 kéo dài lâu hơn dự kiến đã tác động mạnh đến nền kinh tế nói chung và hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp nói riêng.

Nhiều doanh nghiệp bất động sản đã dần kiệt sức sau hơn một năm rưỡi chống chọi với dịch COVID-19 bùng phát, thậm chí nguồn lực của một số doanh nghiệp bị bào mòn, có nguy cơ phá sản,...

Tuy nhiên, sau khi trải qua liên tiếp các đợt dịch, nhiều doanh nghiệp địa ốc đã chủ động hơn và có những bài toán riêng trong việc duy trì dòng tiền. Nhiều "ông lớn" vẫn tranh thủ tìm kiếm quỹ đất mới để chuẩn bị cho chiến lược dài hơi sau khi dịch được kiểm soát.

Đơn cử, Tập đoàn Vingroup (Mã: VIC) mới đây đã có có văn bản đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh và UBND TP Hạ Long xem xét cho phép đơn vị được nghiên cứu quy hoạch, đầu tư dự án Công viên rừng Hạ Long tại khu vực phía Bắc Quốc lộ 18A tại các phường Hà Khẩu, Đại Yên với quy mô khoảng 650 ha.

Khu vực được đề xuất làm Công viên rừng Hạ Long nằm đối diện với một dự án mà doanh nghiệp đang làm chủ đầu tư. Tập đoàn này đề xuất khởi công thực hiện dự án trong năm 2022 và hoàn thành trong năm 2023.

Một tập đoàn đa ngành khác là CTCP Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) thời gian gần đây cũng liên tục đề xuất các dự án mới.

Tại Quảng Ngãi, từ tháng 7 đến nay, các thành viên thuộc Tập đoàn này đã đề xuất làm loạt dự án như Dự án nhà xưởng, kho bãi hàng hóa và sản xuất vật liệu xây dựng (gần 13 ha); Dự án nhà máy sản xuất các sản phẩm sau thép Hòa Phát Dung Quất (hơn 21.000 tỷ đồng); đầu tư xây dựng các khu tái định cư khoảng 2.000 lô trên địa bàn Khu kinh tế Dung Quất.

Tại Cần Thơ, trong tháng 5, Tập đoàn này được chấp thuận khảo sát, nghiên cứu và đề xuất ba dự án gồm: Khu đô thị thương mại - dịch vụ cao cấp tại quận Bình Thủy (452 ha); Khu đô thị thương mại - dịch vụ tại phường Phú Thứ, quận Cái Răng (hơn 88 ha) và Khu đô thị thương mại - dịch vụ tại đường Lê Lợi và đường Trần Văn Khéo thuộc phường Cái Khế, quận Ninh Kiều (hơn 6 ha).

Công ty con của Novaland huy động nghìn tỷ mua lại doanh nghiệp BĐS từ một cá nhân

Thành phố Aqua, công ty con của Novaland sẽ mua 99,999% vốn tại Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Bất động sản Green Land.

Nguồn: https://vietnambiz.vn/cong-ty-con-cua-novaland-huy-dong-nghin-ty-mua-lai-doanh-nghiep-bds-tu-mot-ca-nhan-20210928141115043.htm

Trong ngày 17/9, Công ty TNHH Thành phố Aqua, công ty con của CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc (Novaland, Mã: NVL) đã phát hành hai lô trái phiếu có tổng giá trị 1.000 tỷ đồng cho Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB).

Các trái phiếu này có kỳ hạn 48 tháng, lãi suất ở năm đầu tiên là 10%/năm. Các kỳ tiếp theo áp dụng lãi suất thả nổi và được điều chỉnh ba tháng/lần, bằng tổng 3,5% và lãi suất tham chiếu do MB công bố.

Tài sản đảm bảo cho các lô trái phiếu bao gồm: Quyền sử dụng đất, quyền tài sản phát sinh tại dự án Aqua (112 ha); 100% vốn góp (hơn 845 tỷ đồng) tại Thành phố Aqua thuộc sở hữu của CTCP The Prince Residence (công ty con Novaland), CTCP Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đại Cát.

Bên cạnh đó, các trái phiếu còn được đảm bảo bằng toàn bộ phần vốn góp của Thành phố Aqua tại Green Land sau giao dịch chuyển nhượng (tối thiểu 99,999%) và tài sản bổ sung (có thể là bất động sản hoặc cổ phiếu NVL).

Thành phố Aqua sẽ dùng toàn bộ vốn huy động được thanh toán tối đa 70% chi phí nhận chuyển nhượng 99,999% vốn tại Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Bất động sản Green Land từ ông Lê Thanh Liêm.

Green Land do bà Nguyễn Anh Thư và ông Lương Anh Kiệt góp 100 tỷ đồng thành lập vào đầu năm nay. Đến giữa tháng 6, doanh nghiệp tăng vốn lên 2.860 tỷ đồng và ông Lê Thanh Liêm mua lại 99,999% vốn từ bà Thư, đồng thời giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty. Trước đây, ông Lê Thanh Liêm từng tham gia vào nhiều thương vụ huy động vốn và M&A doanh nghiệp, dự án của Novaland.

Việc Thành phố Aqua nắm quyền kiểm soát tại Green Land có thể phục vụ việc phát triển các dự án tại Đồng Nai. Thành phố Aqua hiện là chủ đầu tư dự án Aqua City (hơn 110,5 ha) - một trong nhưng dự án thành phần của Khu đô thị Aqua (1.000 ha) do Novaland phát triển tại địa phương này.




Thông tin từ Novaland cho biết, Aqua City sẽ được bàn giao từ quý II/2022 và dự kiến cung cấp ra thị trường hơn 2.100 sản phẩm biệt thự đơn lập, song lập, nhà phố liên kế, nhà phố thương mại.

Hai dự án thành phần Aqua Riverside City và Aqua Waterfront City sẽ được bàn giao từ quý IV/2022, còn dự án Aqua Phoenix dự kiến được bàn giao từ quý I/2024. Tổng giá trị phát triển của 4 dự án này khoảng 148.779 tỷ đồng (gần 6,4 tỷ USD).

Các khu đô thị vệ tinh của Novaland đang phát triển đều tập trung tại Đồng Nai. Trong nửa đầu năm, Novaland tiếp tục mua vốn góp tại hai công ty con của CTCP Đô thị Amta Long Thành (thuộc Tập đoàn Amata), gồm Công ty TNHH Đô thị Dịch vụ Amata Long Thành 1 và Công ty TNHH Đô thị Dịch vụ Amata Long Thành 2 với tỷ lệ sở hữu ở mỗi đơn vị là 48,89%, qua đó tham gia vào dự án do các công ty này phát triển.

Tập đoàn Amata (Thái Lan) hiện có 4 dự án tại Đồng Nai. Trong đó, Khu công nghiệp công nghệ cao Long Thành (410 ha, thuộc hai xã Tam An, Tam Phước và thị trấn Long Thành) do CTCP Đô thị Amta Long Thành làm chủ đầu tư.

Ba dự án còn lại ở huyện Long Thành gồm: Khu đô thị Amata Long Thành, Đô thị dịch vụ Long Thành 1 và Đô thị Dịch vụ Long Thành 2 đều đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Monday, September 27, 2021

Giá heo hơi Trung Quốc bước vào thời kỳ suy thoái

Theo The Wall Street Jounal, giá heo hơi Trung Quốc sau hai năm tăng vọt đã chuyển sang giai đoạn xuống dốc. Cụ thể, giá heo hơi tại thị trường lớn nhất thế giới đã giảm hơn 56% kể từ tháng 1.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/gia-heo-hoi-80.htm

Hai năm trước, nông dân Trung Quốc rất vất vả mới kiểm soát sự lây lan của dịch tả heo châu Phi (ASF). Căn bệnh này không gây hại cho người nhưng rất dễ lây lan và tàn phá đàn heo.

Có thời điểm, tổng đàn heo của Trung Quốc giảm khoảng 40% so với một năm trước đó, dẫn đến tình trạng khan hiếm thịt heo và buộc nước này phải nhập khẩu.

Do đó, nông dân Trung Quốc dành cả năm 2020 để tái đàn. Đến nay, tổng đàn heo của nước này đạt 439 triệu con, tăng từ 370 triệu con vào năm 2020.

Tuy nhiên, tốc độ tái đàn quá nhanh khiến nước này rơi vào khủng hoảng dư cung, giá heo hơi lao dốc chưa có điểm dừng.

Theo dữ liệu của công ty phân tích thị trường Wind, vào tháng 9 giá heo hơi bán buôn đạt 20,24 nhân dân tệ/kg (tương đương 3,13 USD), mức thấp nhất trong năm nay.

Một trong những nguyên nhân khiến giá heo hơi giảm sâu là nông dân Trung Quốc đã ra sức vỗ béo đàn heo, chờ thời cơ giá heo phục hồi để kiếm lợi.

Tuy nhiên, đợt dịch tả heo châu Phi bùng phát mới ở nhiều nơi trong nước cũng khiến một số nông dân bắt đầu hoảng loạn, ồ ạt bán tháo khiến giá heo giảm sâu.

Giá heo hơi Trung Quốc bước vào thời kỳ suy thoái - Ảnh 1.

Các sản phẩm thịt lợn được bày bán tại một siêu thị ở Bắc Kinh vào đầu năm nay. (Ảnh: EPA)

Các nhà phân tích cho rằng giá heo hơi khó có thể phục hồi ở mức cao ngay cả khi Tết Nguyên đán 2022 sắp đến.

Bà Pan Chenjun, nhà phân tích cấp cao tại Rabobank kỳ vọng giá heo hơi sẽ phục hồi nhẹ khi Trung Quốc bước vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, cũng là mùa cao điểm tiêu thụ thịt heo trong nước.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/gia-heo-hoi-trung-quoc-buoc-vao-thoi-ky-suy-thoai-2021092721023802.htm

Sunday, September 26, 2021

Hải Phòng: Dự án cầu Rào 2.200 tỷ đồng thông xe vào 25/1/2022, đang cấm đường Bùi Viện để thi công

 Bắt đầu từ 23/9, sẽ cấm đường Bùi Viện trong 20 ngày để thi công nhịp cầu chính vượt qua đường Bùi Viện.

Thông tin từ báo Hải Phòng, theo chỉ đạo của ông Nguyễn Đức Thọ, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng, cùng với công tác giải phóng mặt bằng, chủ đầu tư cần đẩy nhanh tiến độ thi công dự án cầu Rào để đảm bảo thông xe kỹ thuật trước ngày 25/1/2022.

Hải Phòng: Dự án cầu Rào 2.200 tỷ đồng thông xe vào 25/1/2022, đang cấm đường Bùi Viện để thi công - Ảnh 1.

Phối cảnh cầu Rào và nút giao khác mức phía đường Lạch Tray. (Ảnh: Pháp luật TP HCM).

Tính đến ngày 15/9, dự án xây dựng cầu Rào hoàn thành 22/28 trụ và tiếp tục thi công đúc dầm bê tông. Đối với nhịp chính vòm thép, nhà thầu chia thành 7 hạng mục giao cho 7 đơn vị sản xuất. Dự kiến, tất cả sẽ tập trung về công trường để lắp ráp theo đúng đường găng tiến độ, hoàn thành trước ngày 25/1/2022.

Còn tiếp...

'Nóng' đất nền ven KCN Bắc Giang, đấu giá chênh hàng tỷ đồng mỗi lô

 Thị trường Bắc Giang đang chứng kiến sự hồi phục mạnh mẽ trong hai tháng vừa qua. Trong đó, bất động sản công nghiệp phát triển đã kéo theo sức nóng của các phân khúc khác như đất nền dự án, nhà ở,...

Rầm rộ rao bán đất nền ven khu công nghiệp tại Bắc Giang  - Ảnh 1.

Khu công nghiệp Vân Trung. (Ảnh: Báo Bắc Giang).

Những năm gần đây, Bắc Giang luôn lọt top đầu các tỉnh thu hút vốn FDI lớn trong cả nước. Thị trường bất động sản tại địa phương này nhờ đó cũng trở nên sôi động hơn.

Riêng phân khúc bất động sản công nghiệp tại Bắc Giang đã diễn ra sôi động từ năm 2020 nhờ sự góp mặt của các "ông lớn" như Foxconn, Luxshare,...

Cụ thể, số liệu thống kê từ Batdongsan.com.vn cho thấy, lượng tìm kiếm thông tin về phân khúc này trong quý II/2020 đã tăng mạnh so với quý trước. Trong đó, riêng khu công nghiệp Quang Châu dẫn đầu cả nước về tốc độ tăng trưởng lượt tìm kiếm với 260%. Tại khu công nghiệp Việt Yên, mức độ quan tâm cũng tăng tới 76%.

Nguồn: https://vietnambiz.vn/nong-dat-nen-ven-kcn-bac-giang-dau-gia-chenh-hang-ty-dong-moi-lo-20210926215128779.htm

Sự phát triển của bất động sản công nghiệp trong suốt thời gian vừa qua tại địa phương này đã kéo theo sức nóng của đất đai khu vực xung quanh. Theo thống kê của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam trong quý I/2021, đất ven khu công nghiệp sôi động, đặc biệt là tại TP Bắc Giang, huyện Việt Yên và Yên Dũng.

Tại khu vực này, ven 4 khu công nghiệp Vân Trung, Đình Trám, Song Khê - Nội Hoàng, Quang Châu là điểm nóng của thị trường, giá dao động khoảng 25 - 40 triệu đồng/m2, tăng khoảng 50 - 70% so với cuối năm 2020. Cá biệt, vài năm trước, có khu vực chỉ có giá khoảng vài triệu đồng/m2.

Giá xăng dầu hôm nay 27/9: Giá dầu tiếp tục tăng trong phiên đầu tuần

Giá xăng dầu hôm nay 27/9, giá dầu trong phiên giao đầu tuần sáng nay tiếp tục đà tăng hơn 2% do nguồn cung trên thị trường bị thắt chặt.

Bảng giá xăng dầu: https://vietnammoi.vn/chu-de/gia-xang-dau-hom-nay-242.htm

Giá dầu thô tiếp tục tăng trong phiên giao đầu tuần mới, sau khi đạt mức cao nhất trong gần 3 năm vào phiên cuối tuần trước nhờ nguồn cung thắt chặt.



Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 8h30 ngày 27/9/2021

Tên loại

Kỳ hạn

Sàn giao dịch

Giá

%thay đổi

Đơn vị tính

Dầu thô

Giao tháng 1/2022

Tokyo

47,150

2,76

JPY/thùng

 

Giá dầu Brent

Giao tháng 11/2021

ICE

78,4

1,55

USD/thùng

 

Dầu Thô WTI

Giao tháng 10/2021

Nymex

75,1

1,61

USD/thùng


Nguồn: https://vietnammoi.vn/gia-xang-dau-hom-nay-27-9-gia-dau-tiep-tuc-tang-hon-2-trong-phien-dau-tuan-20210927085758462.htm


Giá dầu thô Brent ghi nhận phiên đóng cửa cao nhất kể từ tháng 10/2018 ngày thứ hai liên tiếp trong phiên 25/9. Giá dầu Brent sẽ có thể đạt 90 USD/thùng nếu thời tiết ở Bắc bán cầu trở nên lạnh hơn bình thường vào mùa đông này.

Dự báo giá dầu sẽ có thể tiếp tục tăng cao trước tình trạng sản lượng dầu thô vẫn đang thiếu hụt trên thị trường do ảnh hưởng từ việc sản xuất bị đóng băng sau các cơn bão nhiệt đới.

Tại Mỹ, các thợ khoan đã bổ sung thêm 10 giàn khoan dầu trong tuần này, nâng số lượng giàn khoan dầu khí lên thứ 14 liên tiếp. Việc bổ sung sẽ giúp phục hồi sản lượng nhanh chóng trở lại trước mùa đông.

Saturday, September 25, 2021

Giá cá tra quá lứa khó giữ mức 22.000 đồng/kg, nông dân mất cả vốn lẫn lãi

Hiện nay, hàng chục nghìn tấn cá tra quá lứa tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long... đang nằm chờ dưới ao, cá càng to, nông dân càng lỗ nặng.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/ca-da-tron-49.htm

Tại cuộc họp với tổ công tác 970 vào đầu tháng 9, ông Nguyễn Tấn Nhơn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT TP Cần Thơ cho biết 90% doanh nghiệp chế biến cá tra tại TP phải tạm dừng hoạt động bởi không đủ điều kiện, kinh phí thực hiện sản xuất 3 tại chỗ.

Trong khi TP cần tiêu thụ có 38.500 tấn cá tra trong tháng 9, trong đó có 3.000 tấn quá lứa thì lực lượng lao động trong ngành không được cấp giấy đi đường từ nhà đến nơi sản xuất cá.

Chia sẻ với VTC16, ông Trương Thanh Bình, người nuôi có tại TP Cần Thơ cho biết doanh nghiệp ký hợp đồng, hứa thu mua và trả tiền mặt nhưng đến ngày TP áp dụng 3 tại chỗ, công ty đó không đáp ứng 3 tại chỗ, phải đóng cửa. Cá đến lịch thu hoạch cũng không thể bắt.

Hàng chục nghìn tấn cá tồn đọng dưới ao, giá cá tra khó giữ mức 22.000 đồng/kg - Ảnh 2.

Nhiều phương án được đưa ra nhằm xử lý hàng chục nghìn tấn cá tra tồn đọng. (Ảnh: VASEP)

Trước đây, mỗi ngày 300 tấn cá cần cho ăn 100 bao cám, tương đương 4 tấn/ngày nhưng giờ giảm xuống 30 bao/ngày cho cá ăn 100 bao, tốn chục triệu tiền mỗi ngày. 

"Người nuôi cho ăn cầm cự, cá đói sẽ ăn đất và bị chuyển màu, lúc đó không biết bán cho ai. Riêng tiền vốn cho 300 tấn cá rơi vào 6,6 tỷ đồng, nay không biết có thu về nổi vốn, chứ trước mắt thấy thiệt hại ở tiền thức ăn", ông Bình nói.

Thị trường cá tra nguyên liệu gần như ở trạng thái đóng băng do tần suất giao dịch giảm dần chỉ còn ở mức rất hạn chế.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, trong tháng 8, giá cá tra size 0,8-1kg dao động 21.000 – 22.000 đồng/kg.

Giá cá tra chững lại do vấn đề lưu thông giữa các tỉnh khó khăn, hoạt động bắt cá bị hạn chế, các doanh nghiệp 3 tại chỗ thì chủ yếu làm hàng kho và giữ ở mức công suất thấp do hạn chế về nhân lực và nguyên liệu.

Trao đổi với người viết, ông Dương Nghĩa Quốc, Chủ tịch Hiệp hội cá tra Việt Nam (VINAPA) cho biết: "Giá cá tra chuẩn size mới bán được giá 21.000 – 22.000 đồng/kg, giá cá quá lứa có thể giảm 1.000 – 2.000/kg, thậm chí giảm sâu hơn".

Hàng chục nghìn tấn cá tồn đọng dưới ao, giá cá tra khó giữ mức 22.000 đồng/kg - Ảnh 1.

Nguồn: Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản

Đại diện VINAPA cho biết với mức giá 21.000 – 22.000 đồng, người nông dân chỉ hòa vốn nhưng hiện nay nhà máy không thu mua, cá nằm chờ dưới ao, người dân phải trả thêm chi phí thức ăn, lao động chăm sóc.

"Biết là lỗ nhưng nông dân cũng không còn cách nào bởi xuất khẩu cá tra và sản phẩm gia tăng chiếm 97% tổng sản lượng cá tra của cả nước. Trong đó, cá tra size chuẩn thường xuất đi thị trường EU, size lớn xuất cho Trung Quốc.

Song xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc đang gặp nhiều rào cản nên không thể kỳ vọng ở thị trường này trong thời điểm hiện tại", ông Quốc nói.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/gia-ca-tra-qua-lua-kho-giu-muc-22000-dong-kg-nong-dan-mat-ca-von-lan-lai-20210923183811548.htm

Friday, September 24, 2021

Giá xăng dầu hôm nay 25/9: Giá dầu tiếp tục tăng hơn 1% do nguồn cung thiếu hụt

Giá dầu Brent giao sau tăng 84 cent, tương đương 1,1%, lên 78,09 USD/thùng, trong khi dầu thô WTI của Mỹ tăng 68 cent, tương đương 0,9%, lên 73,98 USD.

Đó là mức đóng cửa cao nhất đối với giá dầu Brent kể từ tháng 10 năm 2018 và đối với WTI kể từ tháng 7/2021, cả hai đều trong ngày thứ 2 liên tiếp.




Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 8h30 ngày 25/9/202

Tên loại

Kỳ hạn

Sàn giao dịch

Giá

%thay đổi

Đơn vị tính

Dầu thô

Giao tháng 1/2022

Tokyo

46,590

0,87

JPY/thùng

 

Giá dầu Brent

Giao tháng 11/2021

ICE

78,1

1,15

USD/thùng

 

Dầu Thô WTI

Giao tháng 10/2021

Nymex

73,9

0,98

USD/thùng


Giá dầu ổn định vào thứ Sáu gần mức cao nhất trong hai tháng là 77,50 USD/thùng và hướng tới tuần tăng thứ ba liên tiếp, được hỗ trợ từ thị trường khi nguồn cung đang khan hiếm.

Đây là tuần tăng thứ ba đối với giá dầu Brent và tuần thứ năm đối với giá dầu thô WTI, chủ yếu do sản lượng của Bờ Vịnh của Mỹ bị gián đoạn do cơn bão Ida vào cuối tháng 8.

Hợp đồng dầu diesel cực thấp lưu huỳnh tại cảng New York (ULSD) cũng đóng cửa ở mức cao nhất kể từ tháng 10 năm 2018. Các nhà máy lọc dầu của Mỹ đang thay thế dầu thô vùng Vịnh, chuyển sang dầu của Iraq và Canada, các thương nhân cho biết.

Thursday, September 23, 2021

Hưng Thịnh Land huy động 4.700 tỷ đồng trong quý III, đổ vào các thương vụ M&A và dự án BĐS

 Hưng Thịnh Land vừa huy động thêm 1.800 tỷ đồng qua kênh trái phiếu để đầu tư vào các thương vụ M&A hoặc bất động sản tiềm năng. Tính riêng trong quý III/2021, số vốn vay từ trái phiếu của Hưng Thịnh Land đã đạt 4.700 tỷ đồng.

CTCP Hưng Thịnh Land vừa công bố phát hành thành công lô trái phiếu trị giá 1.800 tỷ đồng cho một công ty chứng khoán trong nước.

Cụ thể, CTCP Chứng khoán Tiên Phong đã đứng ra thu xếp cho Hưng Thịnh Land phát hành 18 triệu trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có đảm bảo bằng tài sản.

Số trái phiếu trên có mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu, kỳ hạn 36 tháng, đáo hạn vào ngày 18/8/2024. Lãi suất kết hợp giữa lãi suất cố định và lãi suất thả nổi, trả lãi định kỳ 3 tháng/lần.

Tài sản đảm bảo là cổ phần của Tập đoàn Hưng Thịnh, cổ phần của Hưng Thịnh Land, cổ phần và phần vốn góp tại một công ty bất động sản liên quan. Bên cạnh đó, quyền sở hữu và quyền sử dụng đất thuộc dự án Mai Chí Thọ (tên thương mại Saigon Mystery Villas) cũng được dùng để đảm bảo cho lô trái phiếu này.

Đây cũng chính là dự án đã từng được Hưng Thịnh Land dùng để đảm bảo cho lô trái phiếu 1.500 tỷ đồng phát hành hồi đầu tháng 7 vừa qua.

Số tiền thu được sẽ được Hưng Thịnh Land dùng để bổ sung vốn hoạt động và thực hiện các thương vụ M&A công ty hoặc dự án bất động sản tiềm năng.

Còn tiếp...

Giá xăng dầu hôm nay 24/9: Giá dầu tiếp tục tăng do thiếu hụt nguồn cung

Giá dầu tăng hôm thứ Năm, được hỗ trợ bởi nhu cầu nhiên liệu ngày càng tăng và tồn kho dầu thô của Mỹ giảm do hoạt động sản xuất vẫn bị cản trở ở Vịnh Mexico sau 2 cơn bão.

Bảng giá xăng dầu: https://vietnammoi.vn/chu-de/gia-xang-dau-hom-nay-242.htm

Giá dầu thô Brent tăng 1,39% lên 77,25 USD/thùng. Giá dầu WTI của Mỹ tăng 1,48% lên 73,3 USD/thùng.

Giá xăng dầu hôm nay, ngày 24/9 tính đến đầu giờ sáng, mức giá đang được giao dịch ở ngưỡng:

- Giá dầu thô sàn Nymex (giao tháng 11/2021): 73,5 USD/thùng - tăng 87 cent

- Giá dầu Brent (giao tháng 11/2021): 77,6 USD/thùng - tăng 86 cent

- Giá dầu thô sàn Tokyo (giao tháng 1/2022): 46,290 JPY/thùng - tăng 150 JPY so với phiên ngày hôm qua




Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 8h30 ngày 24/9/2021

Tên loại

Kỳ hạn

Sàn giao dịch

Giá

%thay đổi

Đơn vị tính

Dầu thô

Giao tháng 1/2022

Tokyo

46,290

2,78

JPY/thùng

 

Giá dầu Brent

Giao tháng 11/2021

ICE

77,6

0,54

USD/thùng

 

Dầu Thô WTI

Giao tháng 10/2021

Nymex

73,5

0,38

USD/thùng


Cả hai hợp đồng giá đều tăng 2,5% vào thứ Tư sau khi dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho thấy các kho dự trữ dầu thô của Mỹ trong tuần tính đến ngày 17/9 giảm 3,5 triệu thùng xuống 414 triệu tổng mức thấp nhất kể từ tháng 10 năm 2018.

Hôm thứ Tư, Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq cho biết OPEC + đang nỗ lực để giữ giá dầu thô ở mức gần 70 USD/thùng khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi. Nhóm sẽ gặp nhau vào ngày 4/10.

Theo dữ liệu của EIA cho biết một dấu hiệu về nhu cầu nhiên liệu tăng mạnh mẽ khi lệnh cấm đi lại được nới lỏng, tỷ lệ sử dụng nhà máy lọc dầu East Coast ở Mỹ đã tăng lên 93%, mức cao nhất kể từ tháng 5 năm 2019.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Ngũ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội (phần 2)

 Nhiều khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Ngũ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội đáng chú ý.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Ngũ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội (phần 2) - Ảnh 1.

Xã Ngũ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội. (Nguồn ảnh: Google).

4. Khu đất chạy dọc cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ từ Vành đai 3,5 đến Ngũ Hiệp

Theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020, nhiều khu đất đã được đưa vào kế hoạch sử dụng để triển khai các tuyến đường giao thông trên địa bàn xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì. Trong đó đáng chú ý có khu đất chạy dọc cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ từ Vành đai 3,5 đến Ngũ Hiệp với diện tích khoảng 36.359,052 m2, dài khoảng 1,2 km.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Ngũ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội (phần 2) - Ảnh 1.

Sơ đồ khu đất sắp thu hồi mở đường ở xã Ngũ Hiệp. (Nguồn ảnh: Bản đồ sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020).

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Ngũ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội (phần 2) - Ảnh 2.

Khu đất sắp thu hồi nhìn trên ảnh vệ tinh. (Nguồn ảnh: Bản đồ sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020).

Còn tiếp...

OPEC+ chật vật bơm đủ dầu để đáp ứng nhu cầu thế giới

OPEC và các nước đồng minh (OPEC+) đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng đủ nhu cầu trong bối cảnh thế giới đang phục hồi trở lại sau đại dịch. Điều này dẫn đến nguy cơ tạo thêm áp lực cho giá dầu thô.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/dau-mo-60.htm

Theo Reuters, nhiều thành viên thuộc tổ chức OPEC+ như Nigeria, Angola và Kazakhstan nhiều tháng qua đã phải vật lộn để nâng sản lượng do khối lượng công việc bảo dưỡng quá lớn sau thời gian dài bị trì hoãn bởi đại dịch COVID-19 và nhiều hạng mục vẫn thiếu nguồn vốn đầu tư.

Gian lận và sản xuất vượt sản lượng đã cam kết vốn là những vấn đề mà OPEC+ khi thực hiện siết chặt nguồn cung. Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi trong những năm gần đây do dòng vốn đầu tư chảy vào lĩnh vực năng lượng tái tạo như một phần của quá trình chuyển đổi năng lượng.

Bất chấp sự gia tăng của năng lượng tái tại, thế giới vẫn đang tiêu thụ lượng dầu thô kỷ lục, điều này sẽ thêm áp lực lên Arab Saudi và các nhà sản xuất khu vực vùng Vịnh trong việc bơm thêm dầu trong những năm tới.

Hôm 21/9, hai nguồn tin OPEC+ cho biết mức độ tuân thủ cam kết giảm sản lượng đã tăng lên 116% trong tháng 8 so với mức 109% hồi tháng 7.

Việc một số thành viên không thể nâng sản lượng lên mức đã thỏa thuận cho thấy khoảng trống trong nguồn cung có thể nới rộng. Điều này đồng nghĩa gánh nặng đè lên các nước đứng đầu như Arab Saudi ngày càng lớn nếu nhu cầu phục hồi lại bằng với mức trước đại dịch vào quý II/2022. 

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/opec-chat-vat-bom-du-dau-de-dap-ung-nhu-cau-the-gioi-20210922110613747.htm

Phân khúc bất động sản này tăng giá ngay từ đầu năm, đâu là khu vực đáng đầu tư?

  Giá rao bán căn hộ và biệt thự, liền kề trên các sàn online ghi nhận tăng vọt ngay từ đầu năm. Chuyên gia cho rằng, các khu vực vùng ven H...