Xem thêm: giá heo hơi hôm nay
Theo thống kê mới nhất của Bộ Công thương cho biết kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm của nước ta đạt 23,7 tỉ USD, cao hơn khoảng 2 tỉ USD so với cùng kì năm ngoái và đây là con số cao kỉ lục từ trước đến nay.
Trong đó kim ngạch xuất khẩu rau củ quả đạt 2,35 tỉ USD tăng 48% so với cùng kì năm ngoái. Dự kiên từ nay đến cuối năm sẽ đạt 3,5 tỉ USD và vượt gần gấp đôi so với kim ngạch xuất khẩu gạo.
Về xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản trong 8 tháng qua tăng 14% so với cùng kì năm 2016 và đạt hơn 5,2 tỉ USD.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hầu hết các nông sản chủ lực đều tăng trưởng mạnh về kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên hiện nay nông nghiệp sản xuất hộ gia đình nhỏ lẻ vẫn chiếm tỉ trọng lớn. Cụ thể như đợt giá heo hơi giảm sâu vừa qua khiến cho nhiều bộ nghành trên cả nước cùng chung tay giải cứu thịt lợn cho bà con nông dân vì cuộc khủng hoảng thừa.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng: "Cuộc khủng hoảng thừa thịt lợn vừa qua có nhiều nguyên nhân nhưng có 2 nguyên nhân chính. Thứ nhất là mất cân đối cung cầu giữa sức sản xuất lớn và khả năng tiêu thụ. Thứ hai là tổ chức ngành hàng chưa tốt.
Chúng ta mới thúc đẩy sản xuất còn chế biến và phát triển, tổ chức thị trường còn yếu. Theo Bộ trưởng, thời gian tới cần nhận dạng lại ngành chăn nuôi lợn trong bối cảnh mới, đặc biệt về sức sản xuất, nhu cầu và khả năng tổ chức thị trường. Đồng thời, cơ cấu lại ngành hàng chăn nuôi lợn theo hai hướng: một là nhánh đi theo hướng công nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, đảm bảo điều kiện nuôi tốt về chuồng trại, con giống,…;một nhánh đẩy nhanh chăn nuôi hữu cơ theo hướng lợn đặc sản. Trong đó, việc chăn nuôi lợn cần đảm bảo phát triển bền vững về cả kinh tế, môi trường và an sinh cho các hộ chăn nuôi lợn".
Bên cạnh đó, đối với lĩnh vực thức ăn chăn nuôi cũng khuyến khích các doanh nghiệp chuyển sang sản xuất thức ăn chăn nuôi hữu cơ. Phải tổ chức lại sản xuất từ hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đến doanh nghiệp đều phải thực hiện chăn nuôi theo chuỗi liên kết bởi đây chính là hình thức phát triển bền vững.
Ngoài ra, phải thay đổi công tác quản lý nhà nước, từ tiêu chuẩn, quy chuẩn, kiểm soát thị trường...
Kim ngạch xuất khẩu cao kỉ lục nhưng giá heo hơi vẫn thấp
Theo thống kê mới nhất của Bộ Công thương cho biết kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm của nước ta đạt 23,7 tỉ USD, cao hơn khoảng 2 tỉ USD so với cùng kì năm ngoái và đây là con số cao kỉ lục từ trước đến nay.
Trong đó kim ngạch xuất khẩu rau củ quả đạt 2,35 tỉ USD tăng 48% so với cùng kì năm ngoái. Dự kiên từ nay đến cuối năm sẽ đạt 3,5 tỉ USD và vượt gần gấp đôi so với kim ngạch xuất khẩu gạo.
Về xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản trong 8 tháng qua tăng 14% so với cùng kì năm 2016 và đạt hơn 5,2 tỉ USD.
Kim ngạch xuất khẩu cao kỉ lục nhưng giá heo hơi vẫn thấp và phải giải cứu. |
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hầu hết các nông sản chủ lực đều tăng trưởng mạnh về kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên hiện nay nông nghiệp sản xuất hộ gia đình nhỏ lẻ vẫn chiếm tỉ trọng lớn. Cụ thể như đợt giá heo hơi giảm sâu vừa qua khiến cho nhiều bộ nghành trên cả nước cùng chung tay giải cứu thịt lợn cho bà con nông dân vì cuộc khủng hoảng thừa.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng: "Cuộc khủng hoảng thừa thịt lợn vừa qua có nhiều nguyên nhân nhưng có 2 nguyên nhân chính. Thứ nhất là mất cân đối cung cầu giữa sức sản xuất lớn và khả năng tiêu thụ. Thứ hai là tổ chức ngành hàng chưa tốt.
Chúng ta mới thúc đẩy sản xuất còn chế biến và phát triển, tổ chức thị trường còn yếu. Theo Bộ trưởng, thời gian tới cần nhận dạng lại ngành chăn nuôi lợn trong bối cảnh mới, đặc biệt về sức sản xuất, nhu cầu và khả năng tổ chức thị trường. Đồng thời, cơ cấu lại ngành hàng chăn nuôi lợn theo hai hướng: một là nhánh đi theo hướng công nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, đảm bảo điều kiện nuôi tốt về chuồng trại, con giống,…;một nhánh đẩy nhanh chăn nuôi hữu cơ theo hướng lợn đặc sản. Trong đó, việc chăn nuôi lợn cần đảm bảo phát triển bền vững về cả kinh tế, môi trường và an sinh cho các hộ chăn nuôi lợn".
Bên cạnh đó, đối với lĩnh vực thức ăn chăn nuôi cũng khuyến khích các doanh nghiệp chuyển sang sản xuất thức ăn chăn nuôi hữu cơ. Phải tổ chức lại sản xuất từ hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đến doanh nghiệp đều phải thực hiện chăn nuôi theo chuỗi liên kết bởi đây chính là hình thức phát triển bền vững.
Ngoài ra, phải thay đổi công tác quản lý nhà nước, từ tiêu chuẩn, quy chuẩn, kiểm soát thị trường...
Nguồn: vietnammoi.vn