28. Khu đất từ ngõ 264 Ngọc Thụy đến ngõ 52 Gia Quất
Theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020, nhiều khu đất đã được đưa vào kế hoạch sử dụng để triển khai các tuyến đường giao thông trên địa bàn phường Thượng Thanh, quận Long Biên. Trong đó đáng chú ý có khu đất từ ngõ 264 Ngọc Thụy đến ngõ 52 Gia Quất với diện tích khoảng 22.261,435 m2, dài khoảng 1,93 km.
Theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020, nhiều khu đất đã được đưa vào kế hoạch sử dụng để triển khai các tuyến đường giao thông trên địa bàn phường quận Đống Đa. Trong đó đáng chú ý có khu đất ven hồ Kim Liên, sát với ngõ 38 Phương Mai với diện tích khoảng 7.645,169 m2, dài khoảng 490 m.
Trong 10 năm qua, Hà Nội có nhiều tòa nhà cao tầng như Keangnam Landmark Tower, Lotte Center, Techno Park Tower, Discovery Complex A và HPC Landmark 105.
Theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020, nhiều khu đất đã được đưa vào kế hoạch sử dụng để triển khai các tuyến đường giao thông trên địa bàn xã Mê Linh, huyện Mê Linh. Trong đó đáng chú ý có khu đất từ nút giao đườn Mê Linh - QL23 đến Hạ Lôi với diện tích khoảng 34.631,316 m2, dài khoảng 1,355 km.
Giá xăng dầu hôm nay26/11, giá dầu trong phiên giao sáng nay giảm trở lại sau phiên tăng hôm qua do chờ đợi OPEC + quyết định về việc Mỹ giải phóng dầu thô ra thị trường.
Giá xăng dầu thế giới hôm nay
Giá xăng dầu hôm nay, ngày 26/11 tính đến đầu giờ sáng, mức giá đang được giao dịch ở ngưỡng:
Giá dầu giảm vào thứ Năm trong bối cảnh các nhà đầu tư chờ đợi xem các nhà sản xuất lớn phản ứng như thế nào trước việc các nước tiêu thụ lớn phát hành dầu thô khẩn cấp nhằm hạ nhiệt thị trường, ngay cả khi dữ liệu cho thấy nhu cầu nhiên liệu tốt của Mỹ.
Giá dầu thô giao WTI của Mỹ giảm 9 cent, tương đương 0,1%, xuống 78,30 USD/thùng vào lúc 0h201 GMT, kéo dài mức lỗ 11 cent vào thứ Tư. giá dầu thô Brent giao sau giảm 5 cent xuống 82,20 USD/thùng, sau khi mất 6 cent vào thứ Tư.
Các nhà phân tích cho biết dữ liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ hôm thứ Tư cho thấy dự trữ xăng và sản phẩm chưng cất giảm nhiều hơn dự kiến ngay cả khi các kho dự trữ dầu thô tăng cho thấy thị trường cần thêm dầu thô.
Mỹ đã bổ sung thêm 400.000 thùng mỗi ngày nguồn cung mỗi tháng để giải quyết tình trạng cắt giảm sản lượng kỷ lục được thực hiện vào năm ngoái khi đại dịch hạn chế nhu cầu.
Nguồn tin nói với Reuters rằng OPEC + không thảo luận về việc tạm dừng tăng sản lượng dầu của mình, bất chấp quyết định của Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và các nước khác giải phóng kho dự trữ dầu khẩn cấp.
Chiều 24/11, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh đã có buổi làm việc với Tập đoàn Hòa Phát và đi kiểm tra một số dự án trên địa bàn Khu Kinh tế (KKT) Dung Quất.
Trong buổi làm việc, đại diện CTCP thép Hòa Phát Dung Quất (Hòa Phát Dung Quất) đã đề xuất với diện tích khoảng 300 ha ở phía nam Khu liên hợp 1 và 2 qua đường Trì Bình - Dung Quất, thuộc xã Bình Đông để đầu tư dự án Nhà máy sản xuất hợp kim sắt.
Ngoài ra doanh nghiệp đề nghị bổ sung quy hoạch 79 ha để mở rộng dự án Nhà máy Hòa Phát Dung Quất 2; 796 ha thuộc địa phận xã Bình Thuận để đầu tư dự án Hòa Phát Dung Quất 3; bổ sung 361 ha về phía tây của khu công nghiệp để mở rộng quy hoạch Khu công nghiệp Hòa Phát.
Công ty đề nghị bổ sung 128 ha tại xã Bình Dương để đầu tư Khu dân cư đô thị hỗn hợp phục vụ tái định cư cho các dự án.
Kết luận buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh thống nhất chuyển đổi toàn bộ 600 ha đất thuộc quy hoạch Khu đô thị Dốc Sỏi và Khu Đô thị - Công nghiệp Dung Quất (trừ giai đoạn 1A) và 175 ha tại điểm kết nối đường Trì Bình - Dung Quất, đường cao tốc sang đất đô thị, thương mại, dịch vụ.
Giá dầu chủ yếu ổn định vào thứ Tư khi các nhà đầu tư đặt câu hỏi về tính hiệu quả của việc giải phóng dầu từ nguồn dự trữ chiến lược do Mỹ dẫn đầu và chuyển sang tập trung vào cách các nhà sản xuất sẽ phản ứng như thế nào.
Giá dầu thô Brent giảm 6 cent xuống 82,25 USD/thùng, trong khi giá dầu thô giao sau WTI của Mỹ giảm 11 cent xuống 78,39 USD/thùng.
Mỹ cho biết họ sẽ giải phóng hàng triệu thùng dầu từ các nguồn dự trữ chiến lược phối hợp với Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Anh để cố gắng hạ nhiệt giá sau khi OPEC + phớt lờ lời kêu gọi bơm thêm.
Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Koichi Hagiuda cho biết Nhật Bản sẽ giải phóng “vài trăm nghìn kilô lít” dầu từ kho dự trữ quốc gia của mình, nhưng thời điểm vẫn chưa được quyết định.
Bảng giá xăng dầu: https://vietnammoi.vn/chu-de/gia-xang-dau-hom-nay-242.htm Người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết hôm thứ Tư, một số quốc gia đã không có quan điểm hữu ích về giá dầu và khí đốt, đồng thời cho biết nguồn cung không đủ cung cấp cho người tiêu dùng.
Các nhà phân tích cho biết tác động lên giá cả có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn sau nhiều năm đầu tư sụt giảm và sự phục hồi mạnh mẽ trên toàn cầu từ đại dịch COVID-19.
Các nhà phân tích tại Goldman Sachs cho biết việc phát hành phối hợp có thể bổ sung khoảng 70 đến 80 triệu thùng dầu thô, nhỏ hơn so với hơn 100 triệu thùng mà thị trường đang định giá, các nhà phân tích tại Goldman Sachs cho biết.
Cơ quan Thông tin Năng lượng cho biết kho dự trữ dầu thô của Mỹ tăng 1 triệu thùng trong tuần trước, so với kỳ vọng giảm 481.000 thùng của các nhà phân tích
Dù không xảy ra trận mưa ngập nào nghiêm trọng khiến hàng chục người thiệt mạng như năm 2008, nhưng trong 10 năm trở lại đây, tình trạng ngập cục bộ có dấu hiệu xảy ra thường xuyên hơn ở cả nội và ngoại thành Hà Nội. Người sinh sống tại Hà Nội đã quen dần với "đặc sản" kẹt xe, ngập nước mỗi khi mưa đến.
Một trong những trận ngập lớn nhất trong 10 năm qua có thể kể đến ngày 25/5/2016, một trận mưa lớn làm úng ngập cục bộ 34 điểm tại Hà Nội, giao thông đình trệ nhiều giờ đồng hồ. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết đây là trận mưa lớn nhất lịch sử trong cùng kỳ tháng 5 suốt từ năm 1971 đến thời điểm đó.
Tổng lượng nước tích lũy trong 12 giờ mưa lớn tại Hà Nội thời điểm đó phổ biến 100 - 200 mm. Lượng mưa cao nhất đêm 24/5 được ghi nhận ở Chương Mỹ hơn 400 mm; Láng hơn 200 mm, một số nơi khác trên 300 mm như Thanh Oai, Hà Đông (riêng Hà Đông xấp xỉ 350 mm)...
Trong khi đó, trận mưa lịch sử vào cuối tháng 10/2008 với lượng mưa tích lũy 12 giờ ở Hà Đông đạt gần 400 mm.
Ngập lụt kéo dài nhiều ngày hồi năm 2018 ở Chương Mỹ và Quốc Oai. (Ảnh: Zing News).
Năm 2018 cũng xảy ra một trận mưa lớn vào rạng sáng 13/5 tại Hà Nội với lượng mưa vượt quá khả năng thoát nước của thành phố (cường độ 70 mm/2h).
Cũng trong năm này, trận mưa lớn cuối tháng 7 cùng với nước lũ từ thượng nguồn đổ về đã khiến nước sông Bùi chảy qua Hà Nội dâng cao, gây ngập lụt nặng nề cho một số huyện ngoại thành, đặc biệt là huyện Chương Mỹ.
Thời điểm sau trận mưa gần 10 ngày, ghi nhận tại huyện, mưa to đã ngớt nhưng nước lũ không có dấu hiệu giảm mà còn dâng cao hơn. Nhiều xã, thôn vẫn ngập sâu hơn một mét khiến nước ngập tận mái nhà.
Đến năm 2020, trận mưa đầu tháng 3 được xác định có lượng mưa lớn nhất vào tháng 3 tại Thủ đô trong khoảng 50 năm qua.
Năm 2021, Hà Nội đã trải qua ít nhất ba lần ngập cục bộ tại các tuyến phố sau các cơn mưa lớn hồi tháng 5, 7 và đầu tháng 10.
Sau cơn mưa khoảng 1 - 2h, nhiều tuyến phố trên địa bàn Hà Nội ngập sâu, giao thông gần như tê liệt, la liệt phương tiện chết máy. Độ ngập phổ biến từ 20 - 40 cm; một số tuyến phố trung tâm nội đô như Tràng Tiền, khu vực Nhà Hát Lớn (quận Hoàn Kiếm), Thụy Khuê (quận Tây Hồ), Kim Mã, Đào Tấn (quận ba Đình), Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân) ngập sâu hơn từ 40 - 50 cm. Đáng chú ý, có điểm ngập tới hơn một mét.
UBND TP Hà Nội xác nhận rằng, tình trạng úng ngập cục bộ tại khu vực nội thành và một số khu vực đô thị hóa nhanh vẫn diễn ra và thường xuyên hơn.
Áp lực lạm phát đã xuất hiện, không ít người đang có tâm lý đổ tiền vào những tài sản thực như bất động sản. Một phần vì họ nhìn thấy cơ hội, một phần vì lo ngại đồng tiền mất giá.
Bất động sản đang kỳ vọng vào xu hướng mở cửa trở lại của nền kinh tế Việt Nam và việc hưởng lợi từ các gói kích thích kinh tế mới của Chính phủ. Tuy nhiên, thị trường có thực sự bùng nổ vào năm 2022 như nhiều dự báo hay không còn phụ thuộc rất lớn vào khả năng phục hồi của nền kinh tế.
Câu chuyện lạm phát hiện đang được nhắc đến trong bối cảnh bối cảnh Chính phủ triển khai các biện pháp phục hồi kinh tế bằng việc xem xét nới lỏng các chính sách tài khóa, tiền tệ. Dự kiến, Quốc hội sẽ quyết định gói phục hồi kinh tế vào kỳ họp cuối năm nay.
Tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XV mới đây, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, các nền kinh tế lớn trên thế giới đang dần phục hồi khi việc tiêm vắc xin đang được phủ rộng.
Giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới có xu hướng gia tăng. Các nước phát triển đang có mức lạm phát cao lịch sử. Do đó, áp lực lạm phát và điều hành chính sách tiền tệ trong thời gian tới là rất lớn.
Nếu lạm phát tăng cao vào năm sau, áp lực tăng giá bất động sản cũng sẽ rất lớn. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, từ quý II/2022 trở đi, khi kinh tế hồi phục trở lại, Việt Nam hoàn thành mục tiêu tiêm chủng toàn dân cho cả trẻ em thì bất động sản sẽ càng có đà tăng giá. Trong khi đó, cầu tăng mà nguồn cung chưa phục hồi thì việc tăng giá là điều hiển nhiên.
Thực tế, kể từ khi thị trường bất động sản dần tan băng vào năm 2014 đã chứng kiến chu kỳ tăng giá liên tục trong giai đoạn 2016 - 2019. Đến nay, tại nhiều khu vực, giá bất động sản đã ghi nhận tăng mạnh. Đáng chú ý, ngay cả trong giai đoạn dịch bệnh, giá nhà vẫn leo cao, nằm ngoài dự đoán và kỳ vọng của đại đa số người dân.
Trước bối cảnh lạm phát, không ít người đang lên kế hoạch để đón đầu cơ hội cũng như bảo toàn dòng tiền.
Chị Xuân (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ, vợ chồng chị từ trước đến nay chưa từng đầu tư bất động sản dù tài chính dư dả. Tuy nhiên, khoảng một tháng trở lại đây, hai vợ chồng chị bắt đầu quan tâm đến kênh đầu tư này do nhìn thấy cơ hội, một phần cũng lo ngại sắp tới tiền sẽ bị mất giá.
- Giá dầu thô sàn Tokyo (giao tháng 1/2022): 49,200 JPY/thùng - giảm 150 JPY so với phiên ngày hôm qua
Giá dầu giảm vào đầu tuần khi các đợt khóa cửa COVID-19 mới làm dấy lên lo ngại về nhu cầu cũng như các công ty trong ngành báo hiệu nguồn cung trở lại.
Hợp đồng tương lai tháng 12 sẽ hết hạn vào hôm nay, với hợp đồng giao tháng 1 được giao dịch tích cực hơn giảm 3,8% xuống 75,44 USD/thùng. Giá dầu tiêu chuẩn quốc tế, giao dịch ở mức thấp 78,15 USD lần đầu tiên kể từ ngày 1/10.
Trước số ca nhiễm COVID-19 đang tăng trở lại làm các nhà đầu tư dấy lên nỗi lo về sự tiêu thụ trên thị trường sẽ giảm đi đáng kể dẫn đến hàng tồn kho sẽ tăng cao một dấu hiệu không khả quan trong thời gian tới.
Ngoài những khó khăn về chính trị, dầu cũng đang phải đối mặt với áp lực từ nguồn cung tăng khi các nhà sản xuất, bao gồm cả ở Mỹ, đưa sản xuất trực tuyến
Chủ trương di dời trụ sở các cơ quan hành chính nhà nước, các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, bệnh viện lớn ra ngoài khu vực trung tâm được thông qua tại Nghị quyết số 16/2008/NĐ-CP của Chính phủ.
Năm 2010, UBND TP Hà Nội cũng đã làm việc với các bộ ngành liên quan về việc thực hiện ý kiến của Thủ tướng Chính phủ trong việc di dời các cơ sở y tế, giáo dục ra ngoài nội thành Hà Nội.
Theo đó, 13 cơ sở y tế phải di dời gồm: BV Bạch Mai, BV Hữu Nghị, BV Nhi TƯ, BV Phụ sản TƯ, BV Tai Mũi Họng TƯ, BV Lao và bệnh phổi TƯ, BV Châm cứu TƯ, BV Y học cổ truyền TƯ, BV Nội tiết, BV Mắt TƯ, BV Đại học Y Hà Nội, BV K, BV Việt Đức.
12 cơ sở giáo dục phải di dời gồm: ĐH Công đoàn, ĐH Kinh tế kỹ thuật công nghiệp, ĐH Luật HN, ĐH Ngoại thương, ĐH Răng Hàm Mặt, ĐH Văn hóa HN, ĐH Xây dựng, ĐH Y HN, ĐH Y tế công cộng, Viện ĐH Mở, CĐ Công nghệ cao HN, CĐ Y tế HN.
Ngày 26/7/2011, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có Quyết định phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Trong định hướng tổ chức phát triển không gian tại quyết định trên, việc di dời các cơ sở sản xuất, cơ sở đào tạo, y tế không phù hợp ra bên ngoài nội đô Hà Nội đã được đề cập.
Năm 2015, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định về biện pháp, lộ trình di dời và việc sử dụng quỹ đất sau khi di dời cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục trong nội thành Hà Nội.
Theo đó, phạm vi áp dụng bao gồm các cơ sở thuộc quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Tây Hồ, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hà Đông, Cầu Giấy, Long Biên, Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm.
Đối tượng di dời là các cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở điều trị có mức độ ô nhiễm, truyền nhiễm lây nhiễm cao, sử dụng quá tải; các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan, đơn vị nằm trong khu vực nội thành Hà Nội không phù hợp các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành, gây mất cân đối về hạ tầng xã hội và kỹ thuật, giao thông, ô nhiễm môi trường và không phù hợp với quy hoạch chung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cần phải di dời ra ngoài khu vực nội thành Hà Nội.
Ngày 16/4/2015, UBND TP Hà Nội cũng ban hành Quyết định số 1619/QĐ-UBND, thành lập Ban Chỉ đạo Công tác di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường và các cơ sở phải di dời theo quy hoạch xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố.
Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội cho biết Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng và sông Đuống hiện đang xin ý kiến Bộ Xây dựng, sắp trình thành phố phê duyệt.
Chiều 18/11, Giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc Nguyễn Trúc Anh cho biết, hiện UBND TP đã phê duyệt 6 đồ án quy hoạch phân khu nội đô, còn 2 đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng và sông Đuống hiện đang xin ý kiến Bộ Xây dựng để hoàn chỉnh hồ sơ, mục tiêu đến cuối năm 2021, đầu năm 2022 trình UBND thành phố phê duyệt, Cổng giao tiếp điện tử Hà Nội đưa tin.
Thông tin trên được ông Nguyễn Trúc Anh đưa ra tại Hội nghị trực tuyến đánh giá kết quả triển khai thực hiện năm 2021 Chương trình số 05-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về "Đẩy mạnh công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2025".
Trong 10 năm qua, đã có 6 cây cầu vượt sông mới được điền tên lên bản đồ của Hà Nội. Theo quy hoạch, thời gian tới Thủ đô sẽ đón thêm hàng chục cầu qua sông Hồng, sông Đuống và sông Đáy...
Yếu tố sông nước luôn gắn liền với sự phát triển của các đô thị lớn trên thế giới, như sông Seine ở Paris (Pháp) hay sông Thames ở London (Anh)...
Ở Việt Nam, công trình vượt sông để kết nối giữa các tỉnh, thành phố hoặc các khu vực có định hướng phát triển khác nhau là điều không thể thiếu trong quy hoạch hạ tầng giao thông.
Thủ đô Hà Nội là nơi được bao bọc bởi hệ thống sông gồm sông Hồng, sông Tích, sông Đáy, sông Đuống, sông Tô Lịch… Trong đó, một số sông lớn phải kể đến là sông Hồng, sông Đuống và sông Đà.
Về sông Hồng, đây là con sông chính của Thủ đô, đoạn qua địa phận Hà Nội có chiều dài khoảng 120 km, bắt nguồn từ xã Phong Vân (huyện Ba Vì) đến hết xã Quang Lãng (huyện Phú Xuyên). Sông Hồng là ranh giới giữa các quận trung tâm ở bờ Tây (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng,…) với các quận, huyện ngoại thành ở bờ Đông (Đông Anh, Long Biên, Gia Lâm).
Kế đến là sông Đuống, phân lưu của sông Hồng, tách ra từ xã Ngọc Thụy (Gia Lâm), đoạn chảy qua Hà Nội dài 17,5 km. Từ năm 2008, Hà Tây nhập về Hà Nội, Thủ đô lại có thêm khoảng 32 km dòng sông Đà chảy qua, là ranh giới ở cực tây Hà Nội...
10 năm – 6 cây cầu mới
Trước năm 2010, việc di chuyển từ trung tâm Hà Nội qua sông Hồng phụ thuộc nhiều vào những cây cầu luống tuổi như Long Biên, Chương Dương, Thanh Trì hay Thăng Long. Các cầu này cách nhau 6 – 10 km, do đó có ít phương án lưu thông giữa hai bên bờ.
Sau khi quy hoạch chung Hà Nội được phê duyệt vào năm 2011, từ đó đến nay, Thủ đô đã đón thêm nhiều cây cầu mới.
Cầu Nhật Tân là công trình hạ tầng điểm nhấn của Hà Nội suốt thập kỷ qua. (Ảnh tư liệu: Phi Hùng - Bùi Phong).
Thông tin từ Trang điện tử Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình, vừa qua, UBND tỉnh đã ban hành chủ trương cho CTCP Tập đoàn T&T nghiên cứu, khảo sát lập thủ tục đầu tư dự án trên địa bàn TP Hòa Bình và huyện Đà Bắc.
Theo đó, Tập đoàn T&T được nghiên cứu, khảo sát 5 dự án trong thời hạn 6 tháng, bao gồm Khu đô thị (KĐT) phường Tân Hòa và xã Hòa Bình, TP Hòa Bình, quy mô khoảng 334 ha; KĐT, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại xã Thịnh Minh và xã Hợp Thành, TP Hòa Bình, quy mô khoảng 934 ha.
KĐT thể thao tỉnh Hòa Bình tại phường Thịnh Lang, TP Hòa Bình, quy mô khoảng 18,2 ha; KĐT du lịch thung lũng văn hóa Hòa Bình tại xã Tú Lý, huyện Đà Bắc, quy mô khoảng 684 ha và KĐT dịch vụ du lịch Đà Bắc tại thị trấn Đà Bắc, huyện Đà Bắc, quy mô khoảng 150 ha.
Giá vàng trong nước những ngày gần đây đánh dấu sự "trỗi dậy" mạnh mẽ khi kim loại quý này tăng gần 2 triệu đồng/lượng chỉ trong một tuần từ (từ 8/13/11), từ mức 58,9 triệu đồng/lượng lên 60,85 triệu đồng/lượng.
Ghi nhận vào lúc 14h30 hôm nay (ngày 16/11), giá vàng SJC tiếp đà tăng tại một số hệ thống cửa hàng như Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn tăng 550.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua - bán so với cuối phiên chiều qua, lên mức 60,65 - 61,35 triệu đồng/lượng.
Tương tự, tại Tập đoàn Doji, giá vàng SJC cũng điều chỉnh tăng mạnh đến 800.000 đồng/lượng ở chiều mua lên 60,6 triệu đồng/lượng và tăng 600.000 đồng/lượng ở chiều bán ra lên 61,25 triệu đồng/lượng.
Như vậy, giá vàng từng bước vượt qua mốc 59 triệu đồng/lượng, 60 triệu đồng/lượng và hơn 61 triệu đồng/lượng. Với mức giá này, giá vàng trong nước đã ở rất gần mức đỉnh vào tháng 8/2020 là hơn 62 triệu đồng/lượng.
Chia sẻ với người viết, ông Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia tài chính ngân hàng, cho rằng những ngày gần đây việc xuất hiện hàng loạt dự báo về việc giá vàng sẽ lên cao trong dài hạn đã tác động đến tâm lý người dân, nhất là trong bối cảnh lo ngại lạm phát sẽ tăng cao trong thời gian tới khi giá cả nhiều mặt hàng đã nhích lên.
Thực tế, tại thị trường Mỹ, từ năm ngoái đến nay quốc gia này đã đưa vào hơn 5.000 tỷ USD để hỗ trợ nền kinh tế và khi lượng tiền lớn được đẩy vào sẽ dẫn đến khả năng bùng phát lạm phát. Đáng chú ý, hiện tại thị trường này đã có dấu hiệu của lạm phát khi chỉ số tiêu dùng trong 10 tháng qua lên hơn 5%.
"Lạm phát năm 2021 của Mỹ có thể cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% được đề ra", ông Nguyễn Trí Hiếu nhận định.
Tại thị trường Việt Nam, chuyên gia cũng cho rằng rủi ro lạm phát đang ở mức cao. Bởi chuỗi cung ứng đang bị đứt gãy đẩy giá cả hàng hóa lên cao, giá cả trên thế giới tăng cao trong khi Việt Nam nhập khẩu nhiều nguyên, vật liệu nên nguy cơ lạm phát nhập khẩu sẽ góp phần bùng phát lạm phát tại Việt Nam.
Tuy nhiên, nhận định về khả năng giá vàng trở lại đỉnh cũ của năm 2020, ông Hiếu cho rằng hoàn toàn có thể xảy ra với diễn biến hiện tại của thị trường vàng.
"Thị trường vàng biến động rất khôn lường, nhưng xác xuất duy trì đà tăng từ đây đến cuối năm của vàng trong nước đang cao hơn xác xuất giảm và phụ thuộc vào xu hướng điều chỉnh của giá vàng thế giới", chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu chia sẻ.
Trên thị trường thế giới, trong phiên giao dịch 15/11, giá vàng có lúc chạm 1.870 USD/ounce trước khi về vùng giao dịch 1.867 USD. Còn thời điểm này, giá vàng giao ngay đang ở mức 1.864 USD/ounce, vàng giao tháng 12 đạt hơn 1.867 USD.
Vàng thường được xem là hàng rào chống lạm phát, đã tăng lên cao nhất gần 5 tháng vào tuần trước khi giá tiêu dùng của Mỹ ghi nhận mức tăng mạnh nhất theo năm trong 31 năm.