Năm 2016, thế giới tiêu thụ 171 triệu tấn cá và đến năm 2030 con số này được dự báo sẽ nâng lên 201 triệu tấn. Tại một số nước phát triển như Trung Quốc, lượng tiêu thụ càng tăng mạnh.
Theo một số chuyên gia ước tính, nếu xu hướng tăng dân số như hiện tại vẫn tiếp diễn, đến năm 2050, lượng thực phẩm thế giới sản xuất sẽ tăng gấp đôi.
Năm 2030, thế giới sẽ tiêu thụ 201 triệu tấn cá
Tuy nhiên, các chuyên gia đến từ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) cho rằng quỹ đất đã sử dụng gần hết do đó các nguồn thủy sản sẽ trở nên ngày một quan trọng.
Năm 2016, thế giới tiêu thụ 171 triệu tấn cá và đến năm 2030 con số này được dự báo sẽ nâng lên 201 triệu tấn. Tại một số nước phát triển như Trung Quốc, lượng tiêu thụ càng tăng mạnh. Năm 2016, các nước như Nhật Bản, Mỹ và EU tiêu thụ một nửa lượng cá đánh bắt của toàn thế giới. Năm 2015, châu Á tiêu thụ 2/3 lượng cá của toàn cầu.
Một bản báo cáo công bố năm 2015 cho thấy cá chiếm 10% trong tỷ trọng an ninh lương thực thế giới. Tuy nhiên, một số chuyên gia hoài nghi về việc cá sẽ trở thành nguồn cung thực phẩm dồi dào, đặc biệt là ở khu vực hải phận quốc tế.
Nhà sinh thái học Enric Sala cho hay các chủ tàu nhỏ sẽ không thể đánh bắt tại hải phận quốc tế do chi phí xăng dầu và nhân công lớn. Do vậy, cá ở khu vực này chủ yếu được đánh bắt bởi các công ty lớn. Cũng chính bởi lý do này mà giá cá trở nên đắt đỏ hơn và bán dưới dạng sản phẩm cao cấp. Bà Enric Sala cho biết thêm, 54% cá đánh bắt được ở khu vực hải phận quốc tế sẽ không sinh lời nếu không có trợ cấp của chính phủ.
85% tàu cá đánh bắt ở khu vực này đến từ các quốc gia giàu có như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Ban Nha…
Do đó, xu hướng thủy sản nuôi trồng đang được chú trọng phát triển. Một báo cáo công bố năm 2014 chỉ ra rằng đến năm 2030, 62% thủy sản trên thế giới đến từ các các trang trại nuôi. Tỷ lệ này năm 2016 là 47%, theo số liệu của FAO.