Nông sản ùn ứ, doanh nghiệp sản xuất mệt mỏi vì 3 tại chỗ
Theo Tổ công tác 970 (Bộ NN&PTNT) thời gian qua có nhiều địa phương bị ùn ứ nông sản, hoặc khi doanh nghiệp đặt đơn hàng về thì địa phương không thu gom đủ số lượng để giao. Điển hình như ở Bình Dương hiện dư thừa khoảng 80 tấn dưa lưới, 70 tấn chuối và 2 triệu quả trứng…
Xem thêm: https://vietnambiz.vn/nong-san.html
Tương tự tỉnh Đồng Nai đang tồn đọng 200 tấn cam, quýt, 800 tấn củ đậu; rau củ quả dư khoảng 1.000 tấn; gà lông trắng dư thừa 200 nghìn con, 1.000 tấn thủy sản, trong đó có 800 tấn cá nước ngọt, 200 tấn tôm, theo Vietnamnet.
Chia sẻ trong tọa đàm "Kết nối cung - cầu nông - thủy sản giữa các tỉnh, thành ĐBSCL và TP HCM", ông Nguyễn Phước Thiện, Sở NN&PTNT Đồng Tháp cho biết các doanh nghiệp phản ánh việc vận chuyển, lưu thông giữa các tỉnh ĐBSCL vẫn còn khó khăn, nhiều chuyến hàng mất 3 – 5 ngày mới có thể giao nhận. Điều này rất thiệt thòi cho doanh nghiệp.
Do đó, để sớm khôi phục sản xuất thì cần có sự thống nhất quan điểm liên kết giữa các tỉnh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp từ tỉnh này qua tỉnh khác thu hoạch, không phải mất thời gian xin phép lại từ đầu bởi nông sản thì chỉ cần thu hoạch chậm nửa ngày hoặc một ngày là chất lượng đã khác.
Ông Thiện cũng cho rằng: "3 tại chỗ" đang cho thấy những điểm bất cập và chỉ là giải pháp tạm thời bởi nhiều doanh nghiệp đang đuối sức vì phải chi trung bình 3,5 – 3,8 triệu đồng/công nhân.
Nếu tiếp tục thực hiện 3 tại chỗ thêm 2-4 tuần nữa, một số doanh nghiệp khó có thể cầm cự và rơi vào phá sản".
Ảnh: Báo Thanh niên
Do đó, "3 tại chỗ" hay "4 tại chỗ" không thể kéo dài. Đại diện Sở NN&PTNT Đồng Tháp đề nghị ngành y tế đưa ra định hướng dịch tễ cho doanh nghiệp có công nhân được tiêm mũi 1, mũi 2 để có cơ sở mở rộng sản xuất, từng bước tháo gỡ khó khăn.
Đồng quan điểm, bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Long An cho biết trong tuần đầu thực hiện Chỉ thị 16, Sở tiếp nhận 300 cuộc gọi đề nghị tháo gỡ khó khăn mỗi ngày. Đặc biệt là vấn đề ở các nhà máy, cơ sở giết mổ "3 tại chỗ".
Trước đó, toàn tỉnh có khoảng 42 cơ sở giết mổ, mỗi ngày cung cấp ra thị trường khoảng 40.000 con heo và 60.000 con gia cầm.
Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở giết mổ trong địa bàn tỉnh phải tạm đóng cửa vì không đáp ứng được yêu cầu 3 tại chỗ, chỉ có 3 nhà máy lớn của Vissan, San Hà và Ba Huân hoạt động nhưng cũng khó khăn.
"Do đó, cần xem xét, đánh giá lại phương án 3 tại chỗ cho cơ sở giết mổ vì tại một địa điểm mà vừa nuôi nhốt, giết mổ vừa đưa con người vào thì không bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn con người cũng như vấn đề môi trường.
Hiện, Long An đã tiêm vắc xin mũi 1 đạt gần 100% người dân. Vì vậy, có nên chăng áp dụng thẻ xanh, vàng… để doanh nghiệp bắt tay khôi phục sản xuất? Nếu không, việc kéo dài giãn cách sẽ khiến doanh nghiệp rất mệt mỏi", bà Khanh nói.
Doanh nghiệp phân phối, tiêu thụ "khát" hàng hóa
Trong khi nhiều tỉnh, thành khu vực phía Nam đang dư thừa lượng lớn hàng hoá, đặc biệt là nông thuỷ sản thì một số doanh nghiệp phân phối lại đang gặp tình trạng thiếu hụt hàng.
Bà Trần Kim Nga, Giám đốc đối ngoại Công ty MM Mega Market Việt Nam cho biết hệ thống siêu thị MM Mega Market đang thiếu một số mặt hàng nông sản, thuỷ sản tươi lẫn chế biến đông lạnh, thực phẩm khô.
Còn tiếp...